Siêu thị SAKURA | Hàng Nhật nội địa & Sakura Beauty | SAKURA Store

Viêm khớp là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa bệnh

Thứ Năm, 18/04/2024
SAKURA Sapporo

Viêm khớp là một vấn đề phổ biến hiện nay. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, viêm khớp lại gây khó khăn cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây viêm khớp và phương pháp điề  u trị là gì? Hãy cùng theo chân Siêu thị Sakura tìm hiểu bài viết đưới đây ngay nhé.

1.Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là một tình trạng viêm nhiễm ở các khớp xương, là điểm nối giữa hai hay nhiều xương trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan và giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Viêm khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tác động bên ngoài hoặc thoái hóa tự nhiên.

Các loại viêm khớp phổ biến:

Viêm xương khớp (viêm khớp "hao mòn"): Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi cơ thể chịu căng thẳng kéo dài dẫn đến sụn khớp bị phá vỡ. Xương khớp thường ảnh hưởng đến các khớp chịu tải trọng lớn như khớp gối và khớp háng.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào bao hoạt dịch trong khớp, gây ra viêm và tổn thương khớp. Loại viêm khớp này có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể và gây ra đau đớn, sưng tấy.

Viêm cột sống dính khớp (viêm khớp cột sống): Loại viêm khớp này xảy ra chủ yếu ở phần lưng dưới, gây ra đau lưng và cứng khớp. Bệnh có thể làm giảm độ linh hoạt của cột sống và dẫn đến khó khăn trong vận động.

Viêm khớp vị thành niên: Đây là dạng viêm khớp xuất hiện ở trẻ em dưới 16 tuổi, do hệ thống miễn dịch tấn công các mô xung quanh khớp. Viêm khớp vị thành niên có thể gây ra sưng đau và cứng khớp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bệnh gout: Gout xảy ra khi tinh thể acid uric tích tụ trong khớp, gây ra cơn đau đột ngột, sưng, và viêm. Các khớp thường bị ảnh hưởng là ngón chân cái, khớp mắt cá chân và khớp gối.

Viêm khớp vảy nến: Xảy ra ở người bị bệnh vảy nến, gây ra sưng, đau và cứng khớp. Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân và cổ tay.

2.Triệu chứng của viêm khớp

Những dấu hiệu của viêm khớp

Các triệu chứng của viêm khớp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp cụ thể mà người bệnh mắc phải. Một số người có thể chỉ gặp phải những triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể trải qua triệu chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp bao gồm:

Đau khớp: Cảm giác đau nhức ở các khớp bị ảnh hưởng, thường tăng lên khi vận động.

Cứng khớp: Khó khăn trong việc di chuyển khớp vào buổi sáng hoặc sau thời gian nghỉ ngơi.

Sưng tấy ở các khớp: Kích thước khớp tăng lên do viêm và tích tụ chất lỏng.

Một số biểu hiện khác của viêm khớp có thể bao gồm:

- Đỏ ở vị trí bị ảnh hưởng: Khu vực quanh khớp bị sưng có thể trở nên đỏ và ấm.

- Yếu cơ xung quanh khớp: Giảm sức mạnh của cơ quanh vùng khớp bị ảnh hưởng.

- Phạm vi di chuyển bị giới hạn: Khớp có thể không di chuyển được một cách bình thường.

- Khớp có thể bị biến dạng: Khi viêm khớp tiến triển, khớp có thể bị thay đổi hình dạng.

- Người mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân có thể đi kèm với các triệu chứng khác.

- Sốt và ớn lạnh: Một số loại viêm khớp có thể gây sốt và cảm giác ớn lạnh.

- Sụt cân: Một số người bị viêm khớp có thể gặp phải tình trạng giảm cân không giải thích được.

Biến chứng của viêm khớp

Mặc dù viêm khớp thường không đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Các biến chứng của viêm khớp có thể bao gồm:

Thoái hóa khớp: Sụn khớp dần bị phá hủy, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.

Vôi hóa sụn khớp: Sự tích tụ của muối canxi trong sụn khớp có thể gây cứng và đau.

Biến dạng khớp: Khớp có thể bị biến dạng do tổn thương lâu dài.

Cột sống bị cứng: Một số loại viêm khớp có thể ảnh hưởng đến cột sống, gây ra cứng và đau.

Nguy cơ tàn phế: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp có thể dẫn đến mất khả năng vận động.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Cũng như các bác sĩ sẽ kê thuốc xương khớp và chuẩn đoán chính xác nhất về bệnh tình của mình đang gặp phải.

3.Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp

Nguyên nhân gây ra viêm khớp có thể khác nhau tùy theo loại viêm khớp cụ thể. Ví dụ, bệnh gout thường xảy ra do sự tích tụ của acid uric trong khớp. Trong khi đó, một số loại viêm khớp khác có thể chưa rõ nguyên nhân cụ thể.

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng bị viêm khớp, nguy cơ mắc bệnh về các yếu tố xương khớp bạn cũng có thể tăng cao do yếu tố di truyền.

Hoạt động lặp đi lặp lại trên khớp: Các công việc nặng nhọc hoặc thể thao đòi hỏi lặp đi lặp lại các chuyển động trên khớp có thể dẫn đến tổn thương khớp, từ đó tăng nguy cơ mắc viêm khớp.

Bệnh tự miễn dịch: Một số loại viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô khớp.

Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Viêm khớp có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm trong khớp, dẫn đến đau và sưng.

Nguy cơ mắc viêm khớp

Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn nam giới, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Người cao tuổi: Tuổi tác là một yếu tố quan trọng, bởi vì nguy cơ mắc viêm khớp tăng lên theo tuổi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp

- Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp: Nếu trong gia đình bạn có người mắc viêm khớp, bạn cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.

- Chấn thương ảnh hưởng tới khớp: Chấn thương ở khớp có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp, đặc biệt là trong các môn thể thao hoặc công việc đòi hỏi vận động mạnh.

- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp háng, làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

- Rối loạn hệ miễn dịch: Những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc có các rối loạn tự miễn dịch có thể dễ mắc viêm khớp hơn.

- Lười vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể làm suy yếu cơ bắp và giảm tính linh hoạt của khớp, tăng nguy cơ mắc viêm khớp.

- Stress kéo dài: Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp.

- Làm việc hoặc chơi thể thao quá mức lặp lại nhiều lần ở một vị trí: Lặp đi lặp lại các chuyển động quá mức trong công việc hoặc thể thao có thể gây tổn thương khớp và dẫn đến viêm khớp.

Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này có thể giúp bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc viêm khớp.

4.Phương phác chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp 

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng và các triệu chứng toàn thân.

Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện để xác định xem bệnh nhân có bị viêm khớp hay không:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các kháng thể như yếu tố dạng thấp (RF), kháng thể kháng nhân (ANA), và anti-CCP có thể giúp xác định loại viêm khớp cụ thể.

  • Chụp X-quang, MRI hoặc CT: Những hình ảnh từ các phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát xương khớp để kiểm tra những biến đổi của chúng.

Phương pháp điều trị viêm khớp khác

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Dùng các loại thuốc xương khớp có thể sử dụng acetaminophen (Tylenol) hoặc hydreocodone (Vicodin) để giảm đau, nhưng những loại thuốc này không có tác dụng giảm viêm.

  • NSAID: Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và salicylate có thể giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, salicylate có thể làm loãng máu, vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng chung với các loại thuốc khác làm loãng máu.

  • Steroid: Prednisone có thể giúp giảm viêm nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài do tác dụng phụ.

  • Kem bôi có tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin: Những sản phẩm này có thể giúp ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau từ các khớp bị viêm.

  • Thuốc ức chế miễn dịch và sinh học: Thường được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp từ trung bình đến nặng, như viêm khớp dạng thấp.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật thay khớp bằng khớp nhân tạo là một phương pháp điều trị khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Phẫu thuật thường được sử dụng để thay thế khớp hông và khớp gối.

Đối với tình trạng viêm khớp nghiêm trọng xảy ra ở ngón tay hoặc cổ tay, bác sĩ có thể chỉ định ghép khớp.

Vật lý trị liệu:

Bao gồm các bài tập giúp tăng cường các cơ quan quanh khớp bị ảnh hưởng. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập phù hợp để tăng sự linh hoạt và phạm vi hoạt động của khớp.

Việc điều trị viêm khớp cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm khớp

Chế độ dinh dưỡng:

Uống đủ nước để duy trì sự cân bằng và độ ẩm cho khớp. Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và thực phẩm giàu protein, đồng thời tiêu thụ thực phẩm nhiều chất xơ. Tăng cường sử dụng các loại đậu và thực phẩm chứa nhiều lectin như đậu đen, đậu đỏ và mầm lúa mạch.

Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và thực phẩm gây kích ứng để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp.

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ định. Duy trì lối sống tích cực và hạn chế căng thẳng, tránh tình trạng stress kéo dài. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và diễn tiến của bệnh, đồng thời tìm hướng điều trị phù hợp nếu bệnh không thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa viêm khớp hiệu quả

- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Luôn khởi động kỹ lưỡng trước khi tập để tránh chấn thương đột ngột.

- Tránh hoạt động quá sức và đảm bảo thực hiện đúng tư thế trong khi vận động để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

- Kiểm soát cân nặng và thực hiện giảm cân nếu cần thiết để giảm áp lực lên khớp.

- Tránh chấn thương bằng cách sử dụng thiết bị bảo hộ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ cao.

- Nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau trong quá trình hoạt động và không tiếp tục tập luyện khi có dấu hiệu bất thường.

- Duy trì tâm trạng lạc quan và giữ tinh thần thoải mái để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục.

Vậy là chúng mình cùng tìm hiểu xong về Viêm khớp là gì và nguyên nhận cũng như các phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và phù hợp với từng cơ thể của mỗi người. Rất mong bài viết này hữu ích đến với các bạn. Nếu có gì thắc mắc các bạn hãy bình luận bên dưới nhé.

*********

Siêu thị SAKURA (SAKURA Store) - Hệ thống phân phối Hàng Nhật nội địa & Sakura Beauty

Website: sieuthisakura.com   |    sakurastore.vn

Email: sales@sieuthisakura.com

CSKH: 0965 72 58 72

Viết bình luận của bạn
hotline 0965725872
zalo