Siêu thị SAKURA | Hàng Nhật nội địa & Sakura Beauty | SAKURA Store

Thoái hoá khớp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như thế nào?

Thứ Năm, 18/04/2024
SAKURA Sapporo

Thoái hóa khớp là một vấn đề phổ biến đối với nhiều người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tác động của thoái hóa khớp đến cuộc sống hàng ngày và cách điều trị hiệu quả. Bài viết sau đây Siêu thị Sakura sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thóa hóa khớp sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn như thể nào nhé.

Tác động của thoái hóa khớp đến cuộc sống sinh hoạt 

Thoái hóa khớp là một tình trạng suy giảm của sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo viêm và giảm lượng dịch nhầy bôi trơn khớp. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau nhức và cứng khớp, làm hạn chế khả năng cử động của người bệnh.

Mặc dù thoái hóa khớp không đe dọa tính mạng như các bệnh lý cao huyết áp hay tiểu đường, nhưng nó có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Những cơn đau và cảm giác khó chịu kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi và phụ nữ. Ở người cao tuổi, thoái hóa khớp thường không rõ nguyên nhân cụ thể, trong khi ở phụ nữ, nó có thể xảy ra sau thời kỳ mang thai và sinh nở. Các cơn đau dữ dội có thể xảy ra và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tàn phế.

Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp:

Quá trình lão hóa:

Khi cơ thể lão hóa, chức năng bảo vệ của sụn suy giảm đáng kể, khiến nó dễ hư hỏng khi khớp cử động. Điều này làm cho bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh chóng hơn.

Tình trạng béo phì:

Béo phì là một yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp mà nhiều người không ngờ tới. Trọng lượng cơ thể tăng thêm tạo áp lực lên khớp, gây ra thoái hóa nhanh hơn.

Các chấn thương nhẹ:

Những công việc đòi hỏi phải khuân vác đồ nặng thường xuyên sẽ tăng áp lực lên khớp, dẫn đến sự thoái hóa ngày càng nghiêm trọng hơn.

Yếu tố di truyền và các bệnh lý khác:

Yếu tố di truyền và các di chứng từ các bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm:

Giai đoạn khởi phát:

Người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ, và có một số trường hợp không cảm thấy đau đớn trong giai đoạn này. Chỉ khoảng 1/3 bệnh nhân có biểu hiện thoái hóa trên phim X-quang.

Giai đoạn sau:

Cơn đau trở nên âm ỉ hơn, thường xuất hiện định kỳ (khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), kèm theo sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp. Khi cử động khớp, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lụp cụp. Càng vận động, người bệnh càng cảm thấy đau nhiều hơn.

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Khi nhận thấy cảm giác bất thường ở xương khớp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán. Chẩn đoán thoái hóa khớp thường dựa trên các triệu chứng đau và các dấu hiệu khác.

Trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng máy phát sóng ngắn hoặc siêu âm, xung điện để giảm đau. Khi bị đau, người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức, nhằm giảm tải cho khớp.

Trong các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc giãn cơ để kiểm soát triệu chứng.

Người bệnh thoái hóa khớp cần chú ý đến việc kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, duy trì chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh để hạn chế tiến triển của bệnh. Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như Glucosamine HCL, Chondroitin Sulfate, Boswellia Serrata có trong viên hỗ trợ xương khớp Mobili Flex có thể giúp nuôi dưỡng sụn khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp, giúp đẩy lùi thoái hóa khớp một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm các bài liên quan đến xương khớp:

Thuốc xương khớp Nhật Bản được ưa chuộng nhất

Khô khớp ở người trẻ nguyên nhân và cách khắc phục

 

 

 

*********

Siêu thị SAKURA (SAKURA Store) - Hệ thống phân phối Hàng Nhật nội địa & Sakura Beauty

Website: sieuthisakura.com   |    sakurastore.vn

Email: sales@sieuthisakura.com

CSKH: 0965 72 58 72

 

 

Viết bình luận của bạn
hotline 0965 725872
zalo